Phê phán Tổ_chức_Sở_hữu_Trí_tuệ_Thế_giới

Giống như tất cả các diễn đàn đa chính phủ khác của Liên hợp quốc, WIPO không phải là một cơ quan dân cử. WIPO thường cố gắng đi đến các quyết định thông qua phương thức đồng thuận. Trong trường hợp phải bỏ phiếu, mỗi quốc gia thành viên của WIPO đều có một phiếu, bất kể dân số và sự đóng góp tài chính của quốc gia đó (cho WIPO) như thế nào. Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu liên quan đến chính sách về tài sản trí tuệ giữa các quốc gia ở Bắc và Nam bán cầu. Trong suốt những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, các quốc gia đang phát triển có thể ngăn cản việc triển khai các hiệp định về sở hữu trí tuệ, điển hình như việc cấp bằng sáng chế dược phẩm trên phạm vi toàn cầu.

Trong những năm 1980, Hoa Kỳ và một số quốc gia phát triển đã chuyển vấn đề sở hữu trí tuệ ra khỏi khuôn khổ của WIPO và đưa vào chương trình nghị sự của GATT, và sau này là WTO, dẫn đến việc hình thành Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). [ai nói?]

Hoạt động của WIPO chủ yếu dựa vào các ủy ban, bao gồm Ủy ban thường trực về cấp bằng sáng chế (Standing Committee on Patents (SCP)), Ủy ban thường trực về bản quyền và các quyền liên quan (Standing Committee on Copyright and Related Rights (SCCR)), Ủy ban cố vấn về thực thi pháp luật (Advisory Committee on Enforcement (ACE)), Ủy ban liên chính phủ về tiếp cận tài nguyên di truyền, kiến thức truyền thống và văn hóa dân gian (the Intergovernmental Committee (IGC) on Access to Genetic Resources, Traditional Knowledge and Folklore) và Nhóm công tác về cải cách Hiệp định hợp tác về bằng sáng chế.[ai nói?]

Tháng 10 năm 2004, WIPO đồng ý thông qua đề xuất của Argentina và Brazil về thiết lập một chương trình nghị sự phát triển cho WIPO - trên cơ sở của Tuyên bố Geneva về tương lai của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới [5]. Đề xuất này đã nhận được sự ủng hộ từ các nước đang phát triển. Một số cơ quan dân sự xã hội đã bắt đầu làm việc trên Dự thảo về tiếp cận kiến thức (Draft of Access to Knowledge - A2K).[6]

Trong lần trao đổi với tờ Bưu điện Washington vào năm 2003, Lois Boland đã nói rằng "phần mềm mã nguồn mở đang chống lại nhiệm vụ thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ của WIPO". Ông cũng cho rằng, "để tổ chức một cuộc họp với mục đích là từ chối hoặc từ bỏ những quyền đó có lẽ sẽ đi ngược lại tôn chỉ của WIPO.[7]

Liên quan

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Tổ chức Thương mại Thế giới Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam Bán cầu Tổ Chức SCP Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Tổ chức Y tế Thế giới

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tổ_chức_Sở_hữu_Trí_tuệ_Thế_giới http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a10132739 http://msl1.mit.edu/furdlog/docs/2003-08-20_washpo... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://www.wipo.int/ http://www.wipo.int/edocs/mdocs/govbody/en/wo_pbc_... http://www.wipo.int/members/en/ http://www.wipo.int/treaties/en/ http://www.cptech.org/a2k/ http://www.cptech.org/ip/wipo/genevadeclaration.ht... http://unterm.un.org/dgaacs/unterm.nsf/WebView/30B...